Wowy nhận xét những đoạn lời bài hát như: "Có lúc trúng, có lúc trật thích làm mình đau lòng" hay "Đời có bảy mươi bảy bốn chín mùi vị/ Mình có bảy mươi bảy bốn chín nghĩ suy" khiến anh tâm đắc vì tìm thấy sự đồng cảm. Trong khi đó, 2 nghệ sĩ trẻ Low G và Nân cũng nhận thấy chính mình trong bài hát qua những áp lực về công việc, chuyện tình cảm,…
![]() | ![]() |
Nam rapper luôn gây ấn tượng với tạo hình cá tính.
Wowy cho biết đây là dịp đáng quý để cả ba nghệ sĩ giao lưu, đem lại một giá trị tích cực cho cộng đồng. Bản thân Wowy luôn muốn kết nối, học hỏi ở người lớn lẫn thế hệ trẻ.
Low G bày tỏ sự hứng thú với lần hợp tác cùng 2 đồng nghiệp anh dành nhiều sự tôn trọng trong nghề. "Tôi có tính cách thoải mái, thân thiện ở trong bài, Nân có năng lượng vui vẻ, Wowy có sự trưởng thành, trải đời của một người anh. Cả ba đều có những màu sắc làm cho tổng thể bài hát trở nên thú vị và hiệu quả".
Nhờ hợp tác dự án, Wowy, Low G và Nân trở nên thân thiết hơn. Dù cách biệt tuổi tác và khoảng cách thế hệ, họ tìm thấy điểm chung ở góc nhìn cuộc sống và quan điểm làm nghề. Cả 3 được kỳ vọng sẽ tái hợp để cho ra mắt những sản phẩm ấn tượng trong thời gian tới.
Wowy là một trong những rapper thành công nhất của Việt Nam. Nhiều năm qua, anh luôn cống hiến, kết nối và truyền nhiều động lực, cảm hứng cho giới trẻ qua ngôn ngữ âm nhạc riêng. Wowy cũng là huấn luyện viên có sức ảnh hưởng của Rap Việt khi lần lượt đưa các học trò lên ngôi vị quán quân, á quân.
Low G xuất thân dancer, bất ngờ nổi tiếng trong làng rap với các ca khúc Tam giác, Chán gái 707, An thần… Nân sinh năm 2001, nổi lên từ ca khúc Tình đắng như ly cà phê. Cô mong muốn theo đuổi hình tượng ca sĩ đa năng tự sáng tác và thể hiện.
Trích MV 'Có chuyện, cùng chill'
" alt=""/>Rapper Wowy kết hợp đàn em ra MV giúp người trẻ sống lạc quanAnh đã có hàng chục giải thưởng khoa học và hơn 60 bài báo trên các tạp chí Y học quốc tế uy tín trong hệ thống phân loại ISI.
![]() |
Trần Xuân Bách - tân Phó giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam năm 2016 |
Cảm nhận đầu tiên khi gặp mặt là vị phó giáo sư này hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng của tôi. Với vẻ ngoài điển trai, Trần Xuân Bách giống như một tài tử điện ảnh hơn là một người làm về nghiên cứu khoa học.
“Đường đi” của Bách dường như khá bằng phẳng: Anh vốn là học sinh chuyên Toán – Tin (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Trường ĐH Y tế công cộng, và rồi trở thành một trong những giảng viên trẻ của Trường ĐH Y Hà Nội.
Năm 27 tuổi, Bách tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Y tế và Chính sách Y tế loại xuất sắc với số điểm tuyệt đối 4.0/4.0 tại ĐH Alberta (Canada).
Luận án tiến sĩ mà anh theo đuổi là về chi phí - hiệu quả của kết hợp điều trị kháng virus và điều trị duy trì methadone cho các bệnh nhân HIV/AIDS nghiện chất dạng thuốc phiện.
Từ đó đến nay, Bách dành nhiều tâm huyết cho hướng nghiên cứu về đánh giá kinh tế, phân tích dự báo xác định các can thiệp y tế có tính chi phí – hiệu quả cao… Bên cạnh đó, Bách tiến hành nghiên cứu và can thiệp nhằm xác định và giải quyết những vấn đề y tế công cộng nổi cộm, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Các nghiên cứu của Bách tiến hành tập trung vào những vấn đề bức xúc của xã hội trong từng giai đoạn như HIV/AIDS, nghiện chất (ma túy, rượu, hút thuốc lá), vệ sinh an toàn thực phẩm, béo phì và phòng chống bệnh mạn tính,…
Một trong những nghiên cứu tiêu biểu nhất của anh là các phân tích chi phí – hiệu quả của các chiến lược can thiệp phòng - chống HIV/AIDS và Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 - 2015.
![]() |
Trần Xuân Bách trong một lần thăm các hộ gia đình vùng núi ở Yên Bái trong chương trình can thiêp nâng cao sức khỏe sinh sản ở miền núi |
Lý giải cho sự lựa chọn hướng nghiên cứu của mình, Bách cho biết dù việc mở rộng các chương trình phòng - chống HIV/AIDS đã góp phần khống chế sự lây lan của dịch HIV, giảm thiểu các tổn thất về sức khỏe quần thể và gánh nặng với hệ thống y tế cũng như các tác động kinh tế xã hội khác, tuy nhiên, hơn 80% nguồn lực tài chính cho phòng - chống HIV/AIDS trong giai đoạn trước lại đến từ các nguồn viện trợ quốc tế.
“Trong bối cảnh nguồn kinh phí này đang giảm nhanh chóng, thách thức đặt ra với hệ thống Y tế là cần phải kịp thời xác định các giải pháp để duy trì và đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của các chương trình can thiệp. Các nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2015 của tôi tập trung xác định ba nhóm giải pháp chính nhằm giảm chi phí, tăng cường hiệu suất của hệ thống y tế và đặc biệt huy động nguồn lực đầu vào” - Bách bày tỏ.
Được nhiều sinh viên yêu thích
Trong 10 năm qua, công tác tại Trường ĐH Y Hà Nội, Bách luôn xác định kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu nhằm cung cấp cho người học những hiểu biết và kỹ năng cần thiết, chủ động khai thác những giá trị khoa học quốc tế, vận dụng thích hợp và hài hoà với thực tế của Việt Nam.
“Qua từng bài giảng, điều tôi nung nấu là có thể khơi gợi lòng tự hào, nuôi dưỡng tình yêu với nghề, giúp các bạn trẻ xác định lý tưởng sống, phấn đấu và say mê trong học tập” – Bách chia sẻ điều anh mong mỏi.
![]() |
Vui vẻ, trẻ trung, nếu không giới thiệu hẳn ít người lại nghĩ rằng đây là một phó giáo sư |
Bên cạnh việc giảng dạy trên lớp, anh rất thường xuyên duy trì các nhóm thảo luận chuyên môn trên website, Facebook và luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên… Cũng vì vậy mà nhiều người không bất ngờ khi anh từng nhận được thư khen của Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội dành cho “Giảng viên được nhiều sinh viên bình chọn” năm học 2014 - 2015.
Với định hướng phát triển các nhóm nghiên cứu chuyên sâu, Bách đã tích cực tuyển chọn, đào tạo và thúc đẩy nhiều sinh viên tham gia học tập liên tục trong các nhóm nghiên cứu của mình. Đến nay, đã có hơn 50 nghiên cứu viên trẻ được đào tạo trong các chương trình nâng cao của anh.
Bách cũng đã đề xuất và chủ trì thực hiện Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và xuất bản quốc tế, tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, hướng đến xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Anh cũng là người khởi xướng mô hình kết nối các nhà khoa học quốc tế hỗ trợ các nghiên cứu viên trẻ ở những nước đang phát triển đã được ghi nhận và đánh giá cao trong các diễn đàn học thuật.
Ngoài ra, anh còn tham gia giảng dạy và hướng dẫn học viên sau đại học tại nhiều cơ sở nước ngoài như ĐH Johns Hopkins (Hoa Kỳ), ĐH Alberta (Canada), ĐH Kỹ thuật Queenslands (Úc), ĐH Quốc gia Singapore,...
Đến nay, anh đã hướng dẫn nhiều học viên cao học và nghiên cứu sinh bảo vệ luận án thành công tại Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Texas tại Houston (Hoa Kỳ) và ĐH Kỹ thuật Queensland (Úc).
Năm 2014, Bách vinh dự được Viện Hàn lâm Y học New York mời tham gia giảng dạy cho các nhà khoa học trẻ về lãnh đạo nghiên cứu, và chủ trì phiên họp về Lãnh đạo Y tế công cộng tương lai tại Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới tại Berlin.
Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, Bách cho biết sẽ tiếp tục mở rộng những định hướng nghiên cứu và đào tạo, tập trung vào các mô hình đào tạo chuyên sâu, kết hợp nghiên cứu và xuất bản quốc tế với quá trình xây dựng chính sách tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế. Qua đó, hy vọng tham gia góp phần xây dựng Trường ĐH Y Hà Nội thành một mô hình đại học nghiên cứu mẫu mực tại Việt Nam và trên thế giới.
..." alt=""/>Gặp Phó giáo sư trẻ nhất năm 2016
|